×

Các loại đám cháy phổ biến hiện nay

  • Thứ năm, 14:57 28/03/2024
  • Trong thực tế, đám cháy được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên các yếu tố như mức độ nguy hiểm, vật liệu gây cháy,... Nắm rõ đặc điểm của các loại đám cháy giúp mỗi người dân chủ động hơn trong phương án xử lý và đối phó với cháy, hỗ trợ công tác phòng cháy chữa cháy diễn ra nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất. Trong bài viết dưới đây hãy cùng AICA HPL đi tìm hiểu chi tiết hơn về các loại hỏa hoạn, đặc điểm của từng loại cũng cách xử lý đối với từng loại hỏa hoạn cụ thể.

    Tầm quan trọng của phân loại đám cháy

    Phân loại đám cháy không chỉ đơn giản là việc xếp loại các đám cháy. Trong nhiều văn bản, người ta thực hiện chia ra và quy ước các đám cháy theo các cấp độ khác nhau để sản xuất các phương tiện chữa cháy và ứng dụng các phương tiện chữa cháy đó tương ứng cho từng loại hỏa hoạn cụ thể. Căn cứ vào đó, khi có đám cháy xảy ra, chúng ta có thể xác định nhanh chóng phương án chữa cháy phù hợp và hiệu quả nhất. 

    Tầm quan trọng của việc phân loại các đám cháy
    Tầm quan trọng của việc nhóm các đám cháy

    Ngoài ra, việc phân các loại đám cháy cũng đồng thời giúp các đơn vị quản lý có thêm tư liệu để xây dựng các văn bản hướng dẫn xử lý đám cháy, đề xuất các kỹ thuật chữa cháy phù hợp với từng loại. Đồng thời, việc này cũng giúp phục vụ cho công tác báo cáo, điều tra của các cơ quan chức năng sau này.

    >>> Có thể bạn quan tâm: Hỏa hoạn là gì? Hiểu đúng để phòng ngừa và ứng phó hiệu quả

    Phân loại các đám cháy - Có những loại hình cháy nào?

    Để phân loại đám cháy, người ta căn cứ vào những đặc điểm khác nhau của đám cháy như dựa vào vật liệu cháy, quy mô và mức độ nguy hiểm của đám cháy đó:

    Dựa vào vật liệu cháy

    Dựa trên yếu tố vật liệu cháy, người ta chia các đám cháy dưới dạng các ký tự A, B, C, D, E, F. Định nghĩa và tên gọi của các đám cháy này được quy định chi tiết trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4878:2009 (ISO 3941:2007) về Phòng cháy và chữa cháy - Phân loại cháy dám cháy theo TCVN:

    • Đám cháy loại A: Là đám cháy chất rắn, khi cháy thường tạo ra than hồng.
    • Đám cháy loại B: Là đám cháy xuất phát từ chất lỏng hoặc rắn hóa lỏng.
    • Đám cháy loại C: là đám cháy các chất khí.
    • Đám cháy loại E (còn có tên gọi khác là F hoặc K): Là đám cháy dầu và mỡ động thực vật, xuất hiện nhiều trong làm bếp.

    >>> Có thể bạn quan tâm: Vật liệu dễ cháy là gì? Một số vật liệu tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao trong gia đình

    Dựa vào mức độ nguy hiểm

    Ngoài ra, cũng dựa vào yếu tố quy mô và mức độ nguy hiểm mà người ta tiến hành sắp xếp các đám cháy thành từng nhóm như:

    • Đám cháy nhỏ: Đám cháy có quy mô nhỏ, dễ dàng kiểm soát và không gây ảnh hưởng lớn đến tính mạng và tài sản.
    • Đám cháy vừa: Đám cháy diễn ra ở phạm vi tương đối, không quá lớn, có thể khống chế nhanh nếu có biện pháp xử lý phù hợp.
    • Đám cháy lớn: Đám cháy diễn ra ở phạm vi lớn, khó kiểm soát, cần sự tham gia chữa cháy và cứu hộ từ các đơn vị chuyên trách. Các phương án xử lý phải nhanh và chuẩn xác.

    Dựa trên điều kiện trao đổi khí các đám cháy

    Ngoài ra, người ta cũng phân loại các đám cháy dựa trên điều kiện trao đổi khí của đám cháy đó:

    • Đám cháy ngoài: Là những đám cháy ở phía ngoài tòa nhà hay các công trình.
    • Đám cháy trong: Là các đám cháy bên trong các cấu kiện nhà cửa, công trình. Ví dụ như ống thông gió, công trình trong lòng đất,....

    Đặc điểm của từng loại đám cháy

    Có thể thấy, các loại đám cháy khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng, xuất phát từ các nguyên nhân gây cháy cũng như quy mô và phạm vi của đám cháy:

    Đám cháy loại A

    Tìm hiểu đám cháy loại A là đám cháy gì có thể thấy, đây là dạng đám cháy phổ biến nhất, thường gặp nhiều nhất trong đời sống thường ngày. Trong đó, đám cháy bắt nguồn từ các chất rắn (thông thường là các chất hữu cơ như gỗ, giấy, vải, rác,...). Khi cháy, thường kèm theo sự tạo ra than hồng.

    Đám cháy loại a là đám cháy gì
    Đám cháy loại A

    Đám cháy loại B

    Đám cháy loại B là tất cả các đám cháy bắt nguồn từ chất lỏng và chất rắn hóa lỏng. Đám cháy loại này thường xảy ra ở các ngành công nghiệp sản xuất; xử lý sơn, chất bôi trơn, nhiên liệu,..

    Đám cháy loại B là đám cháy gì
    Đám cháy loại B

    Đám cháy loại C

    Đám cháy loại C là gì được định nghĩa là toàn bộ các đám cháy với vật liệu cháy là chất khí. Đây cũng là một trong các loại đám cháy phổ biến nhất hiện nay, xuất hiện nhiều ở các khu vực sản xuất, khai thác nhiên liệu, khí đốt, các cơ sở kinh doanh, đơn vị sản xuất có sử dụng nguồn nguyên vật liệu là khí đốt.

    Đám cháy loại C là đám cháy gì
    Đám cháy loại C

    Đám cháy loại D

    Đám cháy loại D xuất phát từ các kim loại, thường thấy nhiều nhất ở các phòng thí nghiệm, các đơn vị khai thác,...

    Đám cháy loại D là đám cháy gì
    Đám cháy loại D

    Đám cháy loại E

    Đám cháy loại E là các loại đám cháy bắt nguồn từ các chất như dầu và mỡ động vật hay các thực vật trong các thiết bị nấu nướng. Tên gọi của loại đám cháy này khá linh động, có sự tùy biến theo từng vùng, khu vực lãnh thổ: thường được gọi là loại E ở Mỹ và loại F ở Úc hay các nước châu Âu.

    Đám cháy loại E là đám cháy gì
    Đám cháy loại E

    Đám cháy nhỏ

    Các loại đám cháy nhỏ là những đám cháy không có quy mô quá lớn, có thể kiểm soát được ngay lập tức. Những đám cháy này thường ít gây ảnh hưởng đến người và tài sản. Chỉ cần có các dụng cụ chữa cháy thích hợp cùng phương pháp xử lý nhanh, bạn đã có thể khống chế và dập tắt đám cháy ngay lập tức.

    Đám cháy vừa

    So với đám cháy nhỏ, đám cháy vừa có sự lớn hơn về mặt quy mô và mức độ nguy hiểm. Để ứng phó với những đám cháy dạng này, đòi hỏi người xử lý phải có những kiến thức chữa cháy cơ bản, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các vị trí khác nhau nhằm mục đích khống chế sự phát tán của đám cháy, đề phòng trường hợp cháy lan làm ảnh hưởng xấu đến tính mạng và các tài sản khác liên quan.

    Đám cháy lớn

    Trong số các loại hỏa hoạn kể trên, đám cháy lớn được xếp vào nhóm có mức độ nguy hiểm cao nhất. Do có phạm vi cháy rộng, hiểm họa ẩn giấu trong những đám cháy loại này được cho là khó kiểm soát nhất. Để khống chế đám cháy, ngoài sự trợ giúp của người dân, cần có sự vào cuộc và phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp, các đơn vị cứu hộ,... Trong đó, tất cả các kỹ thuật chữa cháy cần phải được khai thác và triển khai triệt để nhất nhằm làm giảm tối đa các thiệt hại có thể gây ra bởi đám cháy.

    Đám cháy ngoài

    Đám cháy ngoài là các đám cháy nằm phía bên ngoài các tòa nhà, công trình. Đối với các đám cháy ngoài, Đặc điểm hay thấy khi cháy ngoài đó là do trao đổi khí chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết tại nơi xảy ra cháy và một số yếu tố khách quan khác nhau.

    Đám cháy trong

    Đặc điểm của các đám cháy trong được thể hiện rõ ở việc trao đổi khí chỉ diễn ra qua các lỗ cửa trên cấu kiện nhà cửa, ông thống gió và các công trình trong lòng đất. Đặc điểm thường thấy của đám cháy trong là trao đổi khí chỉ diễn ra qua các ô cửa, cầu kiện bao che nên ta sẽ thấy iện tượng tích tụ khói.

    Cách xử lý các loại đám cháy

    Tùy từng loại đám cháy mà ta sẽ có những phương án xử lý khác nhau tương ứng:

    Phương án phòng cháy chữa cháy

    Trước tiên, để chủ động trước tất cả các loại cháy, cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy (PCCC) phải đáp ứng được các điều kiện an toàn về PCCC phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của cơ sở đó (dân cư, cơ sở sản xuất - kinh doanh),... 

    Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy
    Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy

    Trong đó, phương án chữa cháy phải đảm bảo các yêu cầu và nội dung cơ bản như sau:

    • Nêu được những tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện khác liên quan đến hoạt động phòng cháy chữa cháy.
    • Đưa ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng có thể xảy ra, đồng thời nêu rõ những khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau.
    • Vạch ra các kế hoạch huy động nguồn lực, phương tiện, tổ chức, chỉ huy, biện pháp kỹ thuật hay chiến thuật chữa cháy cũng như các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của tình huống cháy.
    • Phương án chữa cháy phải liên tục được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và được cấp có thẩm quyền phê duyệt lại khi có những biến đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện khác liên quan đến hoạt động phòng cháy chữa cháy (PCCC).

    >>> Có thể bạn quan tâm: Hồ sơ phòng cháy chữa cháy gồm những cập nhật mới nhất 2024

    Phương tiện dập lửa

    Dựa trên phân loại các loại đám cháy, đặc điểm đám cháy mà bạn có thể linh động trong việc lựa chọn các phương tiện dập lửa. Ví dụ:

    • Đối với đám cháy loại A (bắt nguồn từ chất rắn như gỗ, giấy, nhựa,...) nên sử dụng nước hoặc bình chữa cháy dạng bọt để xử lý đám cháy.
    • Đối với đám cháy loại B (bắt nguồn từ vật liệu cháy là chất lỏng và chất rắn hóa lỏng) nên sử dụng bình chữa cháy bằng bọt.
    Phương tiện dập lửa
    Phương tiện dập lửa
    • Đối với đám cháy loại C (vật liệu cháy là khí) cần có sự linh động hơn, phụ thuộc nhiều vào địa điểm nơi xảy ra cháy là ngoài trời hay không gian hẹp. Phương pháp xử lý tốt nhất đối với tình huống này là ngắt điện và sử dụng các phương tiện dập lửa không dẫn điện, ví dụ như bình chữa cháy bột.
    • Đối với đám cháy loại D (vật liệu cháy là kim loại) bạn nên cân nhắc sử dụng bình chữa cháy bột khô chuyên dụng.
    • Đối với đám cháy loại E (thường xảy ra trong nhà bếp) bạn nên sử dụng các loại bình chữa cháy dùng hóa chất ướt, ví dụ như bình chữa cháy loại K.

    Kỹ thuật chữa cháy

    Tương tự phương tiện dập lửa, các kỹ thuật chữa cháy cũng cần được khai thác và ứng dụng linh động dựa trên những đặc điểm, quy mô và tính chất của từng loại đám cháy. Trong đó, có một số kỹ thuật chữa cháy cơ bản như:

    • Kỹ thuật sử dụng lăng phun ở chế độ phun sương: Thường được áp dụng để dập tắt các đám cháy trong khoang kín, nơi không có gió.
    • Kỹ thuật tấn công gián tiếp: Phương pháp điều chỉnh lăng phun nước nhằm vào trần nhà. Khi nước đọng lại trên trần và rơi từ trên cao xuống sẽ góp phần dập tắt đám cháy nhanh hơn.
    Kỹ thuật chữa cháy
    Kỹ thuật chữa cháy
    • Kỹ thuật tấn công trực tiếp: Là kỹ thuật được áp dụng nhiều nhất, trong đó để dập tắt ngọn lửa người ta sẽ trực tiếp phun nước hướng vào gốc của ngọn lửa.
    • Kỹ thuật tấn công kết hợp: Là sự phối hợp của kỹ thuật tấn công gián tiếp và trực tiếp. Mục đích là để vừa dập lửa vừa chống lại khí nóng bên trên.
    • Kỹ thuật tấn công hai dòng: Triển khai hai lăng phun chữa cháy, kết hợp lăng phun sương cùng lăng phun tia nước  đặc. Kỹ thuật này thường được áp dụng đối với các loại hỏa hoạn xảy ra ở khu vực có gió lớn.

    Lời kết:

    Trên đây là những kiến thức cơ bản về phân loại các loại đám cháy, đặc điểm của mỗi loại và cách xử lý tương ứng. Lưu ý rằng mỗi đám cháy sẽ có những đặc thù riêng về nguyên nhân cháy, quy mô và mức độ nguy hiểm,... Do đó, nếu muốn phòng và chữa cháy toàn diện, bạn phải luôn chủ động trong mọi tình huống. Cần xây dựng kế hoạch phòng cháy chữa cháy ngay từ sớm, ứng dụng các vật liệu chống cháy trong các công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất - kinh doanh, nhà ở,.... Bên cạnh đó, cũng cần lên các phương án chữa cháy dự trù cho mỗi tình huống, luôn trong tâm thế sẵn sàng để có thể khống chế cháy tốt nhất.

    Đức Minh/Kiến thức

    TOP