×

Hỏa hoạn là gì? Hiểu đúng để phòng ngừa và ứng phó hiệu quả

  • Thứ hai, 14:58 14/10/2024
  • Hỏa hoạn không chỉ gây thiệt hại lớn về tài sản mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Việc hiểu rõ bản chất hỏa hoạn là gì, các nguyên nhân gây ra cũng như biện pháp ứng phó kịp thời sẽ giúp bảo vệ bản thân trước những nguy cơ tiềm ẩn này. Hãy cùng AICA HPL tìm hiểu hỏa hoạn là gì, nguyên nhân và các biện pháp phòng chống hỏa hoạn trong bài viết này nhé.

    Hỏa hoạn là gì?

    Hỏa hoạn là một hiện tượng xảy ra khi có sự bùng cháy không kiểm soát được, gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho con người, tài sản, môi trường. Một trận hỏa hoạn có thể xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên như núi lửa phun, sét đánh gây cháy rừng hoặc từ hoạt động vô tình hay cố ý gây cháy của con người. 

    Theo thống kê, trong nửa đầu năm 2024, cả nước có 2,222 vụ cháy với 102 trường hợp thương vong, ước tính thiệt hại tài sản sơ bộ khoảng 127.9 tỷ đồng và 529 hecta rừng. Đứng trước những con số đáng báo động này càng thấy thấy tầm quan trọng của việc hiểu rõ bản chất và nguyên nhân hỏa hoạn để áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả hơn.

    Hỏa hoạn là gì?
    Hỏa hoạn là gì?

    Các nguyên nhân gây ra hỏa hoạn

    Các sự cố hỏa hoạn có thể xuất phát từ nhiều lý do nhưng dưới đây là những nguyên nhân hỏa họa phổ biến nhất mà mọi người thường mắc phải: 

    Nguyên nhân chủ quan

    Nguyên nhân chủ quan đến từ sự thiếu cẩn trọng, bất cẩn của con người như sử dụng điện không an toàn, châm lửa không đúng cách hoặc để các vật liệu dễ cháy gần nguồn lửa. Theo dữ liệu về cháy nổ, các sự cố cháy nổ liên quan đến thiết bị điện chiếm tỷ lệ lớn nhất với 81,4%. Ngoài ra, còn có một số lý do chủ quan gây hỏa hoạn phổ biến như:

    • Sử dụng thiết bị điện không an toàn
    • Thiếu cẩn trọng với các vật liệu dễ cháy
    • Hút thuốc lá trong nhà
    • Thiếu bảo trì thiết bị phòng cháy chữa cháy
    • Thiếu hiểu biết về an toàn cháy nổ

    Nguyên nhân khách quan

    Nguyên nhân khách quan là những yếu tố không liên quan trực tiếp đến hành động của con người nhưng vẫn có thể gây ra hỏa hoạn, bao gồm: 

    • Sự cố kỹ thuật: Các sự cố liên quan đến thiết bị điện, hóa chất có thể gây hỏa hoạn nếu không được kiểm soát tốt. Rất nhiều trường hợp cháy nổ xảy ra do chập điện, quá tải điện, nổ khí gas,...
    • Thiên tai: Các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt, sét đánh có thể là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn. Chẳng hạn, sét đánh có thể gây cháy rừng, nắng nóng kéo dài hoặc gió mạnh có thể làm cho ngọn lửa lan nhanh.
    • Tác động của con người: Chiến tranh, khủng bố hoặc phá hoại có thể dẫn đến cháy nổ quy mô lớn. Những hành động này thường gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cả tài sản và tính mạng con người. 

    Thống kê về các nguyên nhân gây hỏa hoạn thường gặp

    Theo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy của Bộ Công an, trong vòng 10 năm qua cả nước ghi nhận gần 30,000 vụ cháy. Các nguyên nhân phổ biến gây ra hỏa hoạn bao gồm sự cố hệ thống, thiết bị điện (khoảng 45,5%), bất cẩn sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt (26,1%) và các yếu tố khác như vi phạm quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy, sự cố kỹ thuật, tự cháy,...

    Các nguyên nhân gây ra hỏa hoạn
    Phần lớn nguyên nhân xảy ra cháy nổ xuất phát từ hệ thống điện có vấn đề 

    >>> Có thể bạn quan tâm: TOP 8 nguyên nhân gây cháy nổ phổ biến nhất hiện nay

    Hậu quả của hỏa hoạn

    Hỏa hoạn không chỉ gây thiệt hại vật chất mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống, sức khỏe và môi trường như:

    Thiệt hại về con người

    Hỏa hoạn có thể dẫn đến thương vong và chấn thương nghiêm trọng. Những người bị mắc kẹt trong đám cháy có nguy cơ cao bị ngạt khói, bỏng cùng các chấn thương khác. Hệ quả lâu dài có thể bao gồm các vấn đề về sức khỏe tâm lý như căng thẳng, lo âu,... 

    Gần đây một trong những vụ cháy để lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng là cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ vào tháng 9/2023 làm 56 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Nhiều nạn nhân phải nhập viện do bỏng và ngạt khói và sự kiện này cũng để lại ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe, tâm lý cho những người sống sót và cả cộng đồng.

    Thiệt hại về tài sản

    Một vụ hỏa hoạn có thể thiêu rụi nhà cửa, công trình xây dựng, tài sản cá nhân và nhiều vật dụng giá trị khác. Chi phí sửa chữa và tái thiết sau hỏa hoạn thường rất lớn, đồng thời các tài sản bị mất không thể khôi phục hoàn toàn.

    Ảnh hưởng đến môi trường

    Hỏa hoạn gây ra ô nhiễm không khí từ khói và khí độc thải ra, ảnh hưởng đến chất lượng không khí và sức khỏe cộng đồng. Cháy rừng có thể dẫn đến sự mất mát của hệ sinh thái, làm giảm đa dạng sinh học và tàn phá các khu vực sống của động vật.

    Tác động kinh tế

    Các chi phí liên quan đến việc dập tắt hỏa hoạn, sửa chữa, bảo hiểm đều là gánh nặng tài chính lớn cho cá nhân và cộng đồng. Ngoài ra, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng có thể phải đối mặt với gián đoạn hoạt động, mất doanh thu, thậm chí là giảm khả năng phục hồi kinh tế.

    Các biện pháp phòng tránh hỏa hoạn

    Mọi người có thể phòng tránh hỏa hoạn một cách chủ động, an toàn và hiệu quả với những biện pháp như sau: 

    Biện pháp phòng tránh hỏa hoạn tại nhà

    Để bảo vệ gia đình và tài sản khỏi nguy cơ hỏa hoạn, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm thiểu nguy cơ cháy nổ dưới đây:

    • Kiểm tra và bảo trì hệ thống điện: Đảm bảo rằng hệ thống điện trong nhà được lắp đặt đúng cách và không bị hỏng hóc. Thay thế dây điện cũ, ổ cắm bị hở và bóng đèn quá tải ngay khi phát hiện sự cố. Chỉ nên sử dụng thiết bị điện có chứng nhận an toàn và không để thiết bị hoạt động quá tải.
    • Sử dụng vật liệu chống cháy: Các vật liệu như tấm chống cháy, sơn chống cháy, cửa chống cháy,... đều có khả năng chịu lửa và làm chậm quá trình cháy, bảo vệ cấu trúc nhà, giảm thiểu thiệt hại. Việc sử dụng các vật liệu này không chỉ tăng tính bền vững cho ngôi nhà mà còn tiết kiệm chi phí nhờ vào độ bền, khả năng chống cháy cực kỳ hiệu quả. Hiện nay, AICA HPL là một trong những đối tác chiến lược của nhiều doanh nghiệp, dự án, chuyên cung cấp các dòng sản phẩm có khả năng chống cháy vượt trội, đặc biệt là dòng tấm chống cháy CERARL.
    • Lắp đặt thiết bị báo cháy và cảm biến khói: Cài đặt cảm biến khói ở các khu vực chính của ngôi nhà, đặc biệt là gần phòng ngủ và bếp. Kiểm tra và thay pin định kỳ để đảm bảo thiết bị luôn hoạt động. Lưu ý rằng cảm biến không bị che khuất và được đặt ở vị trí phù hợp để phát hiện sớm khói.
    • Sử dụng bình chữa cháy: Trang bị bình chữa cháy ở các khu vực quan trọng như nhà bếp, garage. Học cách sử dụng bình chữa cháy đúng cách, đảm bảo nó luôn ở trạng thái hoạt động tốt.

    Các biện pháp phòng tránh hỏa hoạn

    • Đảm bảo an toàn khi nấu nướng: Không để bếp gas hoặc bếp điện hoạt động khi không có người trông coi, để các vật liệu dễ cháy như giấy và vải xa khu vực nấu nướng. Đảm bảo rằng bếp và thiết bị nấu ăn được vệ sinh thường xuyên để tránh cặn dầu gây cháy.
    • Lưu trữ hóa chất và vật liệu dễ cháy đúng cách: Đặt hóa chất, thuốc tẩy và các vật liệu dễ cháy ở nơi khô ráo, thông thoáng, tránh xa nguồn lửa. Sử dụng các bình chứa có nắp đậy chắc chắn và không để các vật liệu này gần bếp hoặc các thiết bị điện.
    • Thiết lập kế hoạch thoát hiểm: Lên kế hoạch thoát hiểm khi có hỏa hoạn chi tiết cho tất cả các thành viên trong gia đình, đảm bảo rằng mọi người đều biết các lối thoát hiểm và các điểm tập trung khi xảy ra hỏa hoạn.

    Biện pháp phòng tránh hỏa hoạn tại nơi làm việc

    Việc tuân thủ các biện pháp phòng tránh cháy nổ dưới đây không chỉ bảo vệ tài sản của công ty mà còn đảm bảo sự an toàn cho nhân viên: 

    • Kiểm tra an toàn định kỳ: Trước khi bắt đầu công việc nhân viên nên kiểm tra toàn diện về an toàn phòng cháy chữa cháy tại khu vực làm việc, sản xuất. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu mất an toàn nào cần liên hệ kiểm tra, xử lý ngay lập tức để đảm bảo môi trường làm việc an toàn.
    • Quản lý lửa và vật cản: Tránh đốt nhang, đèn cầy hay nấu ăn trong khu vực sản xuất và văn phòng để giảm nguy cơ gây hỏa hoạn. Đảm bảo rằng lối đi và lối thoát hiểm không bị cản trở bởi vật tư, hàng hóa hoặc thiết bị giúp nhân viên dễ dàng di chuyển ra ngoài trong trường hợp khẩn cấp.
    • Bảo quản chất dễ cháy: Không lưu trữ xăng, dầu, gas hoặc các chất dễ cháy khác tại nơi làm việc hoặc trong khu vực sản xuất. Nếu quá trình sản xuất hoặc kinh doanh liên quan đến các chất dễ cháy cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo quản và sử dụng, đảm bảo chúng được lưu trữ trong các kho chứa an toàn, quản lý chặt chẽ.

    Biện pháp phòng tránh hỏa hoạn tại nơi làm việc

    • Đảm bảo khoảng cách an toàn: Bố trí các hàng hóa và vật liệu dễ cháy cách xa các thiết bị điện, dây dẫn điện, các bảng điện ít nhất 0,5 mét. Không sử dụng bàn là, bếp điện hoặc bóng đèn sợi đốt để sấy khô hàng hóa trừ khi sử dụng thiết bị chuyên dụng. Khi sử dụng quạt di động hoặc quạt cố định trong khu vực có nhiều hàng hóa cần trang bị lồng bảo vệ để tránh gây ra sự cố cháy nổ.
    • Tắt điện và kiểm tra sau giờ làm việc: Sau khi kết thúc giờ làm việc, hãy tắt toàn bộ các nguồn điện và kiểm tra khu vực làm việc để đảm bảo không còn nguồn nhiệt tiềm ẩn. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ do sự cố điện hoặc thiết bị không được tắt đúng cách.
    • Ứng phó khi xảy ra hỏa hoạn: Nếu phát hiện có dấu hiệu cháy nổ, lập tức hô hoán để mọi người biết và nhanh chóng sử dụng các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị để khống chế đám cháy nếu có thể. Đồng thời, gọi ngay số điện thoại 114 để thông báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy nhờ họ hỗ trợ kịp thời trong việc dập tắt lửa và xử lý tình huống.

    Biện pháp phòng tránh hỏa hoạn tại trường học

    • Tổ chức các chương trình giáo dục: Triển khai các khóa học và buổi huấn luyện về phòng cháy chữa cháy tại các trường học. Đào tạo về cách nhận diện nguy cơ cháy, cách sử dụng thiết bị chữa cháy và các quy trình thoát hiểm khi có hỏa hoạn cho học sinh, giáo viên và nhân viên trường học.
    • Tổ chức diễn tập thường xuyên: Định kỳ tổ chức các buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy tại trường học giúp nâng cao kỹ năng và sự chuẩn bị cho mọi người trong trường hợp khẩn cấp.

    Biện pháp phòng tránh cháy rừng

    • Quản lý thực vật và vật liệu dễ cháy: Trong các khu vực gần rừng cần thực hiện các biện pháp quản lý thực vật như làm sạch cỏ, cành cây khô,  các vật liệu dễ cháy để giảm thiểu nguy cơ cháy lan rộng.
    • Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm: Thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện và thông báo sớm về nguy cơ cháy rừng. Sử dụng công nghệ vệ tinh, cảm biến để theo dõi, dự đoán các khu vực có nguy cơ cao.
    Biện pháp phòng tránh cháy rừng
    Kiểm soát nạn cháy rừng bằng cách đưa ra các quy định cấm sử dụng lửa

    Một số câu hỏi thường gặp về hỏa hoạn là gì?

    Làm gì khi có hỏa hoạn?

    Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, bạn cần ghi nhớ những bước quan trọng có thể giúp bảo vệ bản thân như sau:

    Dập lửa ngay nếu có thể

    Giữ bình tĩnh và sử dụng các phương tiện có sẵn như bình chữa cháy, cát, chăn hoặc nước để dập lửa. Nếu đám cháy quá lớn, hãy nhanh chóng thông báo cho mọi người, tìm cách thoát hiểm và gọi số 114 để báo cho lực lượng cứu hỏa.

    Tìm đường thoát 

    Nhanh chóng xác định và di chuyển đến lối thoát hiểm. Khói từ đám cháy có thể khiến bạn khó nhìn, vì vậy hãy nhớ rõ các lối thoát và thực hiện kế hoạch thoát hiểm khi có hỏa hoạn. Đừng quên vẽ một bản đồ thoát hiểm cho gia đình để biết đường thoát ra an toàn.

    Những lưu ý khi thoát hiểm:

    • Không nên mang theo đồ đạc hay vật nặng làm cản trở quá trình thoát hiểm.
    • Bò trên sàn nhà nơi không khí ít khói hơn. Giữ đầu thấp và sử dụng bàn tay để kiểm tra cửa trước khi mở, nếu cánh cửa nóng, tìm lối thoát khác.
    • Khi ra ngoài, chỉ mở một cánh cửa cần dùng, đóng tất cả các cửa để ngăn đám cháy lan rộng

    Không quay lại đám cháy

    Sau khi thoát ra ngoài, không quay lại nhà bị cháy dù bất kỳ lý do gì. Chờ đợi ở nơi an toàn và thông báo cho lực lượng cứu hỏa về những người còn bị mắc kẹt để họ có thể giúp đỡ. Đừng cản trở công việc của các nhân viên cứu hỏa bằng cách quay lại khu vực nguy hiểm.

    Một số câu hỏi thường gặp về hỏa hoạn là gì?
    Tuân thủ các quy định và cách sơ tán khi xảy ra hỏa hoạn để nâng cao hiệu quả cứu hộ, cứu nạn

    Số điện thoại cứu hỏa là gì?

    Ở Việt Nam, số điện thoại cứu hỏa chính thức là 114 để kết nối trực tiếp đến Trung tâm Cứu hỏa và Cứu nạn cứu hộ, nhận thông tin về vụ hỏa hoạn và triển khai các đội cứu hỏa đến hiện trường.

    Cách sử dụng bình chữa cháy?

    Mỗi loại bình chữa cháy sẽ có cách sử dụng khác nhau, dưới đây là hướng dẫn dùng các loại bình phổ biến nhất trong cuộc sống:

    Sử dụng bình bột loại nhỏ

    • Lấy bình chữa cháy ra và di chuyển đến khu vực cháy, đảm bảo giữ khoảng cách an toàn.
    • Đối với bình bột MFZ, lắc bình vài lần để đảm bảo chất chữa cháy được trộn đều.
    • Dùng ngón tay kéo chốt an toàn, sau đó một tay cầm vào cò bóp và tay còn lại hướng vòi phun về phía đám cháy.
    • Nắm chặt cò bóp và bóp van để chất chữa cháy phun ra, tiếp tục phun cho đến khi lửa được dập tắt hoàn toàn.

    Sử dụng bình bột lớn có xe kéo

    • Đẩy xe chữa cháy đến vị trí gần đám cháy và kéo vòi rulo ra.
    • Rút chốt an toàn và kéo van trên miệng bình sao cho nó vuông góc với mặt đất.
    • Giữ chắc lăng phun và bóp cò để chất chữa cháy được phun ra, tiếp tục phun cho đến khi đám cháy được dập tắt hoàn toàn.

    Sử dụng bình chữa cháy CO2

    • Cầm bình chữa cháy CO2 và di chuyển đến gần đám cháy. Rút chốt an toàn.
    • Một tay giữ loa phun và tay còn lại bóp nhẹ van xả để kiểm tra xem khí có bị xì không. Nếu không có vấn đề có thể tiếp tục sử dụng bình.
    • Bóp mạnh van xả, cầm loa phun tại phần quai thiết kế để cầm, hướng thẳng vào đám cháy và quét qua lại cho đến khi lửa được dập tắt hoàn toàn. Lưu ý không cầm trực tiếp vào bình hay đầu vòi vì có thể gây bỏng lạnh.

    Kết

    Hỏa hoạn là gì và làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ này là những thông tin thiết yếu mà mỗi người cần biết. Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ và bảo vệ an toàn cho chính mình cùng những người xung quanh. Hãy luôn trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng cần thiết để đối phó với tình huống hỏa hoạn một cách nhanh chóng, hiệu quả.

    Đức Minh/Kiến thức

  • j6i2a
  • LÀM LẠI GỞI ĐI
    TOP