×

Thực trạng cháy nổ hiện nay và những con số đáng để suy ngẫm

  • Thứ tư, 11:45 20/03/2024
  • Thống kê cho thấy thực trạng cháy nổ hiện nay đang ngày càng diễn biến phức tạp hơn, gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ thiệt hại. Đứng trước những báo động đó, mỗi người dân trong chúng ta cần phải nâng cao ý thức về phòng chống cháy chữa cháy, tích cực chủ động trong việc bảo vệ tính mạng và tài sản bản thân, xã hội trước các nguy cơ hiểm họa luôn rình rập. Qua đó, giảm thiểu tối đa các thiệt hại do hỏa hoạn gây ra.

    Thực trạng cháy nổ hiện nay ở Việt Nam 2023

    Trong năm 2023 cả nước đã phải chứng kiến một lượng lớn các vụ hỏa hoạn, gây nên nhiều thiệt hại nặng nề về tài sản và tính mạng của người dân. Theo thống kê từ Trang thông tin điện tử Cục cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, chỉ riêng trong tháng 7/2023, số vụ hỏa hoạn trên toàn quốc là 180 vụ, làm chết 12 người và 7 người bị thương. Thiệt hại ước tính trong các đợt hỏa hoạn này là 21,64 tỷ đồng và 6,39 ha rừng.

    Con số này tiếp tục tăng lên trong tháng 8, với tổng số 218 vụ cháy xảy ra trong tháng, làm chết 8 người và bị thương 3 người. Con số thiệt hại lên tới 91,9 tỷ đồng và 32,63 ha rừng.

    thực trạng cháy nổ hiện nay

    thống kê tình hình cháy, nổ ở việt nam
    Một số hình ảnh cháy nổ đang diễn ra hiện nay ở Việt Nam

    Đến tháng 9, thống kê cháy, nổ năm 2023 cho thấy số vụ cháy nổ trên toàn quốc cán mốc 198 vụ với 63 người chết và 46 người bị tương. Tổng tài sản thiệt hại ước tính là 9,8 tỷ đồng và 19 ha rừng. Nhịp độ dần lắng xuống vào tháng 10 cùng năm với số vụ cháy là 152 vụ, 6 người chết và 2 người bị thương, thiệt hại 19,26 tỷ đồng. Cũng trong cùng khoảng thời gian kể trên, toàn quốc xảy ra 2 vụ nổ liên tiếp, làm chết 1 người và 2 người bị thương.

    Như vậy, thống kê tình hình cháy, nổ ở Việt Nam 4 tháng 7 - 8 - 9 - 10 toàn quốc đã xảy ra tới 946 vụ cháy với con số thương vong lên tới gần 90 người. Điều này cũng đồng thời làm gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiểm họa xuất phát từ cháy nổ. Cho thấy những diễn phức tạp của các vụ cháy, với những tác động tiêu cực đến tính mạng và tài sản của người dân.

    Cũng theo số điều tra, tình hình cháy nổ tại khu dân cư, nhà ở hộ gia đình hiện chiếm tỷ lệ cao nhất. Các vụ cháy thường diễn ra vào ban đêm hoặc trong các ngày nghỉ lễ. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến cháy nổ hiện nay chủ yếu phát xuất từ việc người dân chủ quan trong việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, sử dụng các thiết bị điện, sản xuất kinh doanh hàng dễ cháy trong gia đình nhưng không đảm bảo tuân thủ các điều kiện an toàn về tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy. Từ đó làm phát sinh các sự cố cháy nổ, và vì không phát hiện kịp thời nên dẫn đến cháy lan trên diện rộng.

    Đứng trước thực trạng cháy nổ hiện nay, hơn lúc nào hết mỗi chúng ta cần phải nâng cao tinh thần ý thức trách nhiệm, chủ động phòng ngừa các nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Trong đó, cần đề ra những phương án phòng ngừa hợp lý, kiểm soát tốt tình hình phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư và quanh nơi mình sinh sống, chặn đứng nguy cơ cháy nổ có thể phát sinh.

    Cụ thể cần thủ nghiêm ngặt các quy định, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy được nêu rõ trong các  văn bản luật, nghị định, thông tư dưới đây:

    1. Luật phòng cháy chữa cháy 2001
    2. Luật số 40/2013/QH13: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy 2001.
    3. Nghị định 78/2011/NĐ-CP: Quy định về việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ quốc phòng trong việc tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng.
    4. Nghị định 23/2018/NĐ-CP: Quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
    5. Nghị định 136/2020/NĐ-CP: Quy định chi tiết về một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung thêm một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
    6. Nghị định 97/2021/NĐ-CP: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 23/2018/NĐ-CP.
    7. Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng/chống bạo lực gia đình.

    Bên cạnh đó là các thông tư và thông tư liên tịch hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy như: Thông tư liên tịch 144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP, Thông tư 57/2015/TT-BCA, Thông tư 149/2020/TT-BCA, Thông tư 17/2021/TT-BCA, Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH,....

    Phân tích số liệu thống kê tình hình cháy nổ

    Những con số thống kê thực trạng cháy nổ hiện nay ở Việt Nam cho thấy số vụ cháy, lượng người thương vong cũng như tổng thiệt hại tài sản do cháy gây ra đang có dấu hiệu lên đáng kể qua các năm, đặc biệt là trong năm 2023.

    Theo số liệu từ Cục cảnh sát phòng cháy chữa và cứu nạn cứu hộ, trong năm 2023 toàn quốc đã xảy ra 3.440 vụ cháy, làm chết 146 người, bị thương 109 người, làm thiệt hại khoảng 8.767 tỷ đồng và 236 ha rừng. Cũng trong năm 2023 có tới 16 vụ nổ phát sinh, làm chết 11 người và bị thương 27 người.
    So sánh với năm 2022, tổng quan có thể thấy được rằng số vụ cháy đã tăng lên khá nhiều.

    Thống kê cháy, nổ năm 2023
    Thống kê số liệu tình hình cháy nổ

    Cụ thể, số vụ cháy năm 2023 tăng thêm 206 vụ (6,3%) so với năm 2022, số người chết tăng 27 người (tăng 22,69%), số người bị thương tăng 19 người (tăng 21,11%) và làm thiệt về tài sản tăng 244 tỷ đồng (tương đương tăng 38,4%). Riêng về số vụ nổ giảm 2 vụ (11,11%), số người chết do nổ tăng 1 người (10%), số người bị thương giảm 2 người (giảm 6,9%).

    Bức tranh tương phản chỉ qua 2 năm 2022 và 2023 đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng cháy nổ hiện nay tại Việt Nam hiện nay, cho thấy những thương vong ngày càng lớn qua mỗi năm với hiểm họa bắt nguồn từ cháy nổ.

    Nhắc đến các trận hỏa hoạn năm 2023, không thể không nhắc đến một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại Hà Nội làm rúng động dư luận trong suốt nhiều ngày. Vụ cháy xảy ra trong đêm ngày 12/9 tại một chung cư mini ở phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khởi đầu chỉ từ một sự cố nhỏ về điện, đám cháy dần lan rộng, thiêu rụi toàn bộ căn nhà và làm ảnh hưởng đến các hộ dân sinh sống trong đó. Hậu quả, có tới 56 người thiệt mạng và 37 người bị thương trong vụ hỏa hoạn thương tâm này. Đi cùng là những thiệt hại to lớn khác về tinh thần, tài sản của những người ở lại.

    thống kê tình hình cháy, nổ ở việt nam
    Những tàn dư sau vụ cháy chung cư mini tại Khương Đình

    Hậu quả các vụ cháy nổ 

    Những tác hại gây ra bởi cháy nổ là vô cùng to lớn. Con số thống kê cho thấy thương vong bởi hỏa hoạn đang ngày càng gia tăng cả ở cấp độ và mức độ. Theo thông cáo báo chí về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2023, chỉ trong năm 2023, đã có 146 người chết do hỏa hoạn, 11 người chết do cháy nổ, làm thiệt hại lên tới 878 tỷ đồng và 236 ha rừng (thông tin từ Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ).

    tình hình phòng cháy, chữa cháy hiện nay
    Công tác phòng cháy chữa cháy hiện nay

    Để xử lý hàng ngàn vụ cháy trong năm 2023, lực lượng phòng cháy chữa cháy địa phương đã phải huy động 11.383 phương tiện và 656.198 lượt cán bộ chiến sĩ tổ chức các hoạt động chữa cháy, cứu nạn cứu hộ 2.096.3.456 vụ cháy nổ. Nhờ đó, trực tiếp cứu được 593 người, tìm kiếm được 157 thi thể nạn nhân trong vụ cháy, bảo vệ nhiều tài sản quý giá và cứu được khoảng 353 tỷ đồng trong các vụ cháy.

    Có được những thành công này không thể không nhắc đến sự phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách về phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn, người dân và các bộ ngành khác liên quan hơn. Điều này cũng đồng thời phản ánh tầm quan trọng của việc tuyên truyền và nâng cao ý thức người dân về phòng cháy chữa cháy tại các cấp địa phương. Đảm bảo mọi người dân đều hiểu và ý thức được những hiểm họa khôn lường của cháy nổ và có những phương án hành động đúng đắn nếu chẳng may phát sinh hỏa hoạn.

    Một số biện pháp phòng chống cháy nổ phổ biến hiện nay

    Một số biện pháp phòng chống cháy nổ

    Để đảm bảo an toàn cháy nổ trong bối cạnh hiện nay chúng ta cần phải nâng cao ý thức và trách nhiệm về phòng chống cháy nổ. Môt số biện pháp phòng ngừa cháy phổ biến hiện nay:

    • Sử dụng các thiết bị điện một cách hợp lý, tắt hết tất cả thiết bị điện khi ra ngoài.
    • Thường xuyên kiểm tra, bảo trì các thiết bị điện: Một số thiết bị điện sau nhiều ngày sử dụng sẽ dẫn đến bị hỏng hóc, chập mạch điện không đảm bảo an toàn cho người sử dụng và là một mối nguy hại tiềm ẩn gây lên cháy nổ.
    • Sử dụng vật liệu chống cháy chất lượng cho các công trình nhà ở, nơi làm việc để hạn chế tối đa nguy cơ cháy nổ trong các công trình. Đồng thời cũng giảm thiểu đáng kể hậu quả về tài sản và con người khi xảy ra cháy nổ.
    • Trang bị hệ thống báo cháy và các trang bị các trang thiết bị phòng chống cháy nổ trong khu vực sinh sống và nơi làm việc.
    • Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về an toàn phòng chống cháy nổ cho người dân. Các chính quyền địa phương cần liên tục tuyên truyền về an toàn phòng chống cháy nổ, tổ chức các buổi tập huấn về phòng ngừa cháy nổ tại địa bàn. 

    Lời kết:

    Trên đây là những báo cáo cơ bản về thực trạng cháy nổ hiện nay tại Việt Nam. Có thể thấy rằng, cháy nổ đang ngày càng diễn tiến ngày càng nghiêm trọng, làm thiệt hại nhiều đến tính mạng và tài sản của người dân. Do đó, hơn lúc nào hết, hãy xây dựng cho mình ý thức phòng cháy cao độ, luôn cẩn trọng trong các hoạt động sinh hoạt thường nhật như đun nấu, sử dụng các thiết bị điện, nguồn nhiệt,... Có như vậy mới giúp xã hội kiểm soát tốt tình hình hỏa hoạn, làm giảm tối đa các thiệt hại có thể gây ra cho tính mạng và tài sản của những người xung quanh.


    Đức Minh/AICA HPL

    TOP