×

Top 7 loại vật liệu xây dựng xanh phổ biến hiện nay

  • Thứ hai, 12:00 15/04/2024
  • Sử dụng vật liệu bền vững đang là xu hướng chung của ngành xây dựng nhằm mục tiêu giảm tải tình trạng ô nhiễm, thúc đẩy sự phát triển của các công trình bền vững trong tương lai. Vậy vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường là gì? Có những loại vật liệu xây dựng phổ biến nào? Hãy cùng AICA HPL tìm hiểu chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi để thêm hiểu hơn về loại vật liệu này bạn nhé!

    Vật liệu xây dựng xanh là gì?

    Vật liệu xanh là các loại vật liệu được sản xuất và sử dụng với mục tiêu cao nhất là để bảo vệ môi trường. Sản phẩm này thậm chí có thể tái chế và tự phân hủy trong sau khi đã “hết hạn sử dụng”. Trong suốt vòng đời của mình, từ khi được sản xuất cho đến khi hết hạn sử dụng, vật liệu xây dựng sinh học không tạo ra bất kỳ tác động tiêu cực nào đến hệ sinh thái và môi trường.

    Vật liệu xây dựng tái chế là gì
    Vật liệu xây dựng bền vững là gì?

    Bởi vì sở hữu những đặc tính tuyệt vời như vậy nên vật liệu bền vững hiện được khuyến khích sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng ở cả Việt Nam và trên toàn thế giới. Bất chấp một thực tế vẫn luôn tồn tại ở loại vật liệu này đó là giá thành cao, khó tiếp cận đại chúng. Chưa kể, muốn thi công loại vật liệu này, nhân sự phải thực sự có chuyên môn cao, ngân sách đầu tư phải cực kỳ lớn.

    Tầm quan trọng của vật liệu xây dựng xanh

    Như đã phân tích, vật liệu bền vững tương đối khó tiếp cận với đại chúng do những đặc thù về giá thành, chi phí sản xuất và thi công, đặc biệt đòi hỏi tay nghề thợ phải cực kỳ tốt. Tuy nhiên, nếu xét tổng thể, đây lại là loại vật liệu toàn diện, sở hữu những điểm mạnh ít sản phẩm có được:

    Đối với môi trường, vật liệu sinh học thực sự là vị “cứu tinh” giúp giải quyết bài toán nhức nhối suốt nhiều năm nay trong ngành xây dựng nói riêng, trong đời sống nói chung. Vật liệu tái chế trong xây dựng giúp gia tăng khả năng bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh chúng ta một cách toàn diện, đồng thời có thể tái chế để sử dụng cho các công việc khác.

    Tầm quan trọng của vật liệu xây dựng xanh
    Tầm quan trọng của vật liệu bền vững

    Ngoài ra, vật liệu xây dựng xanh thân thiện với môi và không làm hại đến sức khỏe của người thi công cũng như của những người sống quanh khu vực công trường. Sẽ rất khó để bắt gặp tình trạng bụi mịn, ngộ độc hóa chất ở những nơi sử dụng vật liệu bền vững. Trong khí đó, những than phiền từ ảnh hưởng bởi các công trình xây dựng sử dụng cát, đá, sỏi, xi măng truyền thống,...vốn là vấn đề gây tranh cãi trong suốt nhiều năm qua ở các khu dân cư.

    Còn với bài toán kinh tế, vật liệu xanh thực sự là một lựa chọn không thể hoàn hảo hơn cho mỗi quốc gia và các đơn vị thi công. Xét về lâu dài, vật liệu tái chế có khả năng tiết kiệm chi phí cực tốt, thậm chí cao hơn nhiều so với các loại vật liệu truyền thống. Bên cạnh đó, loại vật liệu này cũng có tuổi thọ cao hơn, ít bị ăn mòn về bền lâu trước các tác nhân từ ngoại cảnh. 

    Vật liệu xanh trong xây dựng cần những quy chuẩn gì?

    Vật liệu thân thiện với môi trường trong xây là giải pháp hoàn hảo giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe của mỗi chúng ta. Để sản xuất vật liệu sinh , quá trình sản xuất cần phải đáp ứng 2 tiêu chí:

    • Tiêu tốn ít năng lượng nhất có thể để sản xuất ra vật liệu xây dựng.
    • Khi sử dụng, vật liệu không làm tiêu hao quá nhiều năng lượng.

    Ngoài ra, để được nhận định là vật liệu xây dựng bền vững, vật liệu đó còn phải đáp ứng các tiêu chí ưu tiên như sau:

    • Không gây ô nhiễm và tác động xấu đến môi trường xung quanh.
    • Có khả năng ứng dụng linh hoạt trong thiết kế, xây dựng.
    • Có khả năng giảm tải chi phí bảo trì và thay mới trong suốt quá trình sử dụng.
    • Có thể tái sử dụng.
    • Hạn chế tối đa ô nhiễm tiếng ồn trong quá trình xây dựng, thi công.

    >>> Có thể bạn quan tâm: Vật liệu xây dựng gồm những gì? Cách lựa chọn vật liệu "chuẩn" 

    Top các loại vật liệu xây dựng xanh phổ biến nhất hiện nay, được ứng dụng rộng rãi

    Dưới đây là các loại vật liệu bền vững phổ biến thường được sử dụng trong kiến thiết các công trình:

    Gạch không nung

    Gạch không nung (hay còn được gọi với các tên gọi khác là bê tông bùn, gạch bê tông nhẹ hay gạch bê tông chưng áp) là loại vật liệu xây dựng xanh được tạo ra nhằm thay thế cho gạch nung truyền thống. 

    Gạch không nung có đặc điểm nổi bật là khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, có thể chống cháy và thoát ẩm. Ngoài ra, vì quá trình sản xuất không cần nung nên không tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu, không gây ảnh hưởng đến môi trường và khí hậu xung quanh.

    Gạch không nung
    Gạch không nung

    So với gạch đất nung thông thường, gạch không nung có trọng lượng nhẹ hơn từ 30 đến 50% và chỉ chiếm 25% khối lượng gạch bê tông thông thường. Những công trình có ứng dụng loại gạch này có thể tiết kiệm tới 40% điện năng tiêu dùng cho điều hòa không khí. Loại gạch này được ứng dụng nhiều trong xây dựng hiện đại, được hứa hẹn sẽ sớm ngày “soán ngôi” các loại gạch cũ truyền thống vì có thời hạn sử dụng lâu dài, độ kiên cố cao.

    Tre

    Giải pháp vật liệu xây dựng sinh học tiếp theo mà bạn không thể bỏ qua đó chính là tre. Đây cũng là loại vật liệu cực kỳ quen thuộc đối với lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam suốt nhiều đời qua. Tre có đặc tính là nhẹ, bền và có giá trị thẩm mỹ cao.

    Tre là vật liệu xây dựng xanh thân thiện với môi trường
    Tre

    Những công trình ứng dụng tre trong xây dựng mang đến cảm quan hoài cổ, mộc mạc mà thu hút. Chưa kể, so với gỗ, tre có khả năng hấp thụ CO2 cao hơn hớn. Thời gian để trồng tre thành phẩm phục vụ cho xây dựng cũng không quá lâu. Chỉ khoảng từ 3 đến 5 năm là bạn đã có thể trồng một lứa tre mới.

    Xi măng xanh

    Xi măng xanh hay tro bay là sản phẩm còn sót lại từ quá trình sản xuất công nghiệp. Loại xi măng này có độ chống ma sát cao, chịu nhiệt cực tốt. Đây cũng là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Trung tâm Công nghệ Trenchless của Trường Đại học Công nghệ Louisiana Mỹ, với mục tiêu cao nhất là để sử dụng thay thế cho xi măng thông thường.

    Xi măng xanh
    Xi măng xanh là gì?

    Qua đó, loại vật liệu xây dựng tái chế này giúp giảm tải tối đa các tác hại gây ra bởi quá trình khai thác và sản xuất xi măng truyền thống phục vụ cho quá trình xây dựng.

    Bê tông nhẹ

    Đúng như tên gọi của mình, bê tông nhẹ có đặc điểm nổi bật nhất là “nhẹ”, thậm chí chỉ nhẹ bằng ½ so với gạch đất nung. Sở dĩ như vậy là vì loại vật liệu xây dựng xanh này được tạo ra bằng công nghệ không cần nung. Bê tông nhẹ thường được ứng dụng trong sản xuất gạch khối, tấm sàn mái đúc hoặc để làm bê tông tường.

    Bê tông nhẹ
    Bê tông nhẹ

    Ngoài đặc điểm nhẹ như đã kể, loại bê tông này còn được biết tới với một số ưu điểm khác là khả năng cách nhiệt tốt, có thể chống cháy lên đến 4 giờ, cách âm cực hiệu quả. Sản phẩm giúp bảo vệ môi trường ở mức tối đa nhờ không cần nung, ít tiêu tốn nhiên liệu để cấu thành nên sản phẩm hoàn chỉnh.

    Gạch ốp lát tái chế

    Khác với các loại gạch ốp khác vốn phải sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau để tạo nên sản phẩm như khai thác đá tự nhiên, nung lò,...thì gạch ốp lát tái chế lại được tạo ra từ những mảnh gạch thừa vụn trong quá trình sản xuất.

    Gạch ốp lát tái chế
    Gạch ốp lát tái chế

    Ngoài ra, trên thị trường cũng xuất hiện một số loại gạch ốp thân thiện với môi trường khác là gạch ốp làm từ xơ mướp, rác thải nhựa,.... Mặc dù đồ đa dạng và giá trị thẩm mỹ có thể chưa thực sự tối ưu tuy nhiên, xét về khía cạnh “xanh” , đây thực sự là vật liệu xây dựng tái chế thân thiện với môi trường mang lại nhiều lợi ích cho môi trường xung quanh chúng ta.

    Gỗ ốp tường

    Gỗ ốp tường xanh là loại vật liệu xây dựng xanh mà bạn nên tham khảo cho các công trình của mình. Loại gỗ này không sử dụng gỗ rừng tự nhiên mà sử dụng gỗ rừng trồng và có thể tái chế 100% sau quá trình sử dụng. 

    Nguyên liệu cấu tạo nên gỗ ốp tường xanh là gỗ Weathertex của Úc, ép từ vụn gỗ của các nhánh cây, hay cành cây tận thu bằng áp suất hơi nước. Thành phần cấu tạo của loại vật liệu này có tới 97% là vụn gỗ và 3% còn lại là chất kết dính, không gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.

    Gỗ ốp tường xanh
    Gỗ ốp tường xanh là gì?

    Thông thường, người ta sử dụng gỗ ốp tường xanh cho các hạng mục làm vách công trình. Đặc điểm ưu việt của loại gỗ ốp này là không bị cong vênh, khả năng chống cháy và chống mối mọt tốt, bền đẹp lâu dài trước các tác nhân ngoại cảnh. Ngoài ra, do được làm theo kích thước tiêu chuẩn nên gỗ ốp rất dễ để thi công.

    >>> Có thể bạn quan tâm: Tấm ốp tường chống cháy CERARL

    Sơn sinh thái

    Sơn sinh thái là loại vật liệu xây dựng xanh đã được loại bỏ tạp chất độc hại, không chứa chì, thủy ngân hay các chất hữu cơ bay hơi VOC. Loại sơn này sở hữu những đặc điểm vượt trội như có khả năng hấp thụ được mùi hôi, khí CO2, chống cháy, chống ăn mòn tốt. Đặc biệt có khả năng chống lại sóng điện tử có hại, giúp bảo vệ toàn diện cho sức khỏe con người. 

    Mặc dù có một điểm bất cập là giá thành cao, thậm chí cao hơn từ 2 đến 3 lần so với sơn truyền thống song sơn sinh thái vẫn được khuyến khích để sử dụng trong các công trình. Lý do là vì, độ bền của sơn sinh thái có thể kéo dài lên tới 25 năm.

    Sơn sinh thái
    Sơn sinh thái

    Chưa kể, những bức tường được sơn bằng loại sơn này thường có khả năng chống ẩm mốc, chống nứt rất tốt. Thậm chí cao hơn nhiều so với sơn truyền thống loại “xịn” mà bạn vẫn thấy trong các công trình cao cấp.

    Xu hướng vật liệu xanh trong xây dựng tại Việt Nam

    Trong những năm gần đây khi hiện tượng nóng lên toàn cầu đang trở thành vấn đề nhức nhối được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường từ xây dựng đang trở nên nóng hơn bao giờ hết thì xu hướng vật liệu bền  lại càng được chú trọng nhiều hơn. Thay vì chấp nhận việc sử dụng các vật liệu truyền thống như gạch đất nung, xi măng, cát đá thông thường, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thiết thực, khuyến khích sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng.

    Xu hướng vật liệu bền vững tại Việt Nam
    Xu hướng vật liệu xanh trong xây dựng tại Việt Nam

    Trong đó có quyết định 567/QĐ-TTG (tháng 4/2010) đưa ra mục tiêu sử dụng 20 đến 25% vật liệu tái chế trong xây dựng vào năm 2015 và đạ 30 đến 40% vào năm 2020. Bên cạnh đó, tất cả các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn Nhà nước được yêu cầu đều bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây dựng bền vững thân thiện.

    Với những chính sách thúc đẩy này cùng loạt biện pháp hành động thiết thực như đưa tre, nứa, rơm vào phục vụ xây dựng, hứa hẹn trong tương lai gần, xu hướng vật liệu sinh học trong xây dựng tại Việt Nam sẽ ngày càng được thực thi rộng rãi, lan tỏa mạnh mẽ hơn ở mọi miền tổ quốc.

    Lời kết:

    Như vật trong bài viết này, AICA HPL đã chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản về vật liệu xây dựng xanh là gì và gợi ý đến bạn một số vật liệu bền vững phổ biến. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ góp phần giúp bạn thêm hiểu về những vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và tác dụng của các vật liệu này, từ đó có những hành động đúng đắn để bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xung quanh chúng ta.

    Đức Minh/Kiến thức

    TOP